top of page

Hồi sức tim mạch cho người đột quỵ, đau tim

Hồi sức tim phổi (Cardiopulmonary resuscitation - CPR) là phương pháp sơ cấp cứu khẩn cấp được thực hiện khi hơi thở hoặc nhịp tim của ai đó ngừng lại. Ví dụ, khi ai đó bị đau tim, đột quỵ hoặc đang ngạt thở vì đuối nước có nguy cơ chết đuối.  Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) khuyến cáo bắt đầu CPR bằng cách ấn mạnh và nhanh vào ngực. Các lần ấn này được gọi là ép ngực (compression). Khuyến nghị về CPR có thể được thực hiện bởi cả những người không được đào tạo và những người sơ cứu đầu tiên. Bạn thực sự có thể cứu sống một người với sự trợ giúp chỉ bằng đôi tay của mình.  CPR có thể duy trì việc bơm máu giàu oxy chảy đến não và các cơ quan khác cho đến khi điều trị y tế khẩn cấp có thể giúp tim đập bình thường trở lại. Khi tim ngừng đập, cơ thể không còn nhận được máu giàu oxy nữa. Việc thiếu máu giàu oxy có thể gây tổn thương não, chết tế bào não chỉ trong vài phút. Các hướng dẫn cụ thể như sau:  Với người chưa được đào tạo hoặc đã được đào tạo nhưng chưa có thực hành. Nếu bạn chưa được đào tạo về CPR hoặc không muốn áp miệng vào miệng hoặc mũi của người khác, không tự tin, có thể thực hiện CPR chỉ bằng tay. Ép ngực mạnh và nhanh 100 đến 120 lần một phút. Thực hiện động tác này cho đến khi có sự trợ giúp y tế. Chi tiết được mô tả như hình bên dưới.  Với người đã được đào tạo và sẵn sàng thực hành. Nếu bạn được đào tạo tốt và tự tin vào khả năng CPR của mình, hãy kiểm tra xem nạn nhân có mạch đập và hơi thở không. Nếu không có mạch hoặc hơi thở trong 10 giây, hãy bắt đầu ép ngực. Bắt đầu CPR với 30 lần ép ngực. Sau đó thực hiện hai lần thổi ngạt qua miệng nạn nhân. Tiếp tục thực hiện việc ép ngực và thổi ngạt này cho đến khi có sự trợ giúp y tế. Lưu ý rằng, lời khuyên trên áp dụng cho những trường hợp người lớn và thiếu niên cần CPR, nhưng không áp dụng cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ.  Nếu bạn chưa được đào tạo nhưng có thể sử dụng điện thoại ngay lập tức, hãy gọi 115 hoặc số điện thoại khẩn cấp tại BV gần đó nhất trước khi bắt đầu CPR. Bác sĩ có thể hướng dẫn bạn cách thực hiện CPR cho đến khi có sự trợ giúp y tế. Để học CPR đúng cách, hãy tham gia khóa đào tạo sơ cứu được công nhận. Khóa học sẽ bao gồm hướng dẫn về CPR và cách sử dụng máy khử rung tim ngoài tự động (AED). Ở VN có rất nhiều trung tâm huấn luyện sơ cấp cứu dành cho mọi người và cả lực lượng HLV thể thao, nhân viên resort, nhân viên bảo vệ, an ninh, tiếp viên hàng không như tại đây , tại đây …. Nếu bạn sợ thực hiện CPR hoặc không chắc chắn về cách thực hiện CPR đúng cách, hãy biết rằng tốt hơn hết là nên thử thay vì không làm gì cả. Sự khác biệt giữa việc làm gì đó và không làm gì có thể là mạng sống của người đang cần trợ giúp.  Cần ghi nhớ rằng: CPR là thủ thuật sơ cấp cứu không cần có kiến thức nền về y khoa ! Các bước tiến hành Trước khi bắt đầu CPR, hãy kiểm tra: Môi trường có an toàn cho người đó không? Người đó có tỉnh táo hay không? Nếu người đó có vẻ không tỉnh táo, hãy vỗ hoặc lắc vai họ và hỏi to, "Bạn ổn chứ?" Nếu người đó không phản ứng và bạn đi cùng người khác có thể giúp đỡ, hãy nhờ một người gọi cấp cứu (115) hoặc số điện thoại khẩn cấp tại Bệnh viện gần đó nhất để gặp nhân viên y tế nhờ trợ giúp, hướng dẫn. Yêu cầu người kia bắt đầu CPR. Nhân viên cứu trợ y tế sẽ đến kèm với máy AED. Nếu bạn đi một mình, hãy bắt đầu CPR ngay hoặc vừa gọi điện thoại mở loa ngoài vừa CPR.  Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ sử dụng các chữ cái C-A-B để giúp mọi người nhớ thứ tự thực hiện các bước hồi sức tim phổi. C: Compressions/Ép ngực A: Airway/Đường thở B: Breathing/Hô hấp nhân tạo Tham khảo thêm: #1: https://tamanhhospital.vn/hoi-suc-tim-phoi-cpr/ #2: https://www.mediplus.vn/ky-nang-so-cuu/huong-dan-hoi-sinh-tim-phoi.html Chi tiết hướng dẫn tham khảo các bước tiến hành như sau: Ép ngực: Giúp đường huyết tiếp tục được vận chuyển Ép ngực có nghĩa là bạn dùng tay ấn mạnh và nhanh theo một cách cụ thể vào ngực người đó. Ép ngực là bước quan trọng nhất trong CPR. Thực hiện theo các bước sau để thực hiện ép ngực CPR.  Đặt nạn nhân nằm ngửa trên một bề mặt phẳng chắc chắn, bạn quỳ cạnh người đó Đặt lòng bàn tay dưới của bạn lên giữa ngực người đó, khoảng chỗ xương ức Đặt tay còn lại lên trên. Giữ khuỷu tay thẳng.  Đẩy thẳng tay ép xuống ngực ít nhất 5 cm nhưng không quá 6 cm. Sử dụng toàn bộ trọng lượng cơ thể của bạn, không chỉ cánh tay của bạn, khi thực hiện ép ngực. Đẩy mạnh và nhanh vào giữa ngực. Bạn thực hiện 100 đến 120 lần ép ngực một phút. Nhớ đếm nhịp để thực hiện nhịp nhàng và liên tục hơn. Để ngực nạn nhân bật trở lại tự nhiên sau mỗi lần ép. Nếu bạn chưa được đào tạo về CPR, hãy tiếp tục ép ngực cho đến khi có dấu hiệu chuyển động hoặc cho đến khi có sự trợ giúp y tế. Nếu bạn đã được đào tạo về CPR, hãy tiếp tục thực hiện hô hấp nhân tạo. 2.Đường thở: Mở đường thở Nếu bạn được đào tạo về CPR và đã thực hiện 30 lần ấn ngực, hãy làm theo các bước sau để mở đường thở của người đó.  Đặt lòng bàn tay lên trán của người đó. Nhẹ nhàng ngửa đầu họ ra sau. Dùng tay kia, nhẹ nhàng đẩy cằm họ lên để mở đường thở. Hô hấp nhân tạo:  Hô hấp cứu hộ có thể là hô hấp miệng-miệng hoặc hô hấp miệng-mũi nếu miệng bị thương nghiêm trọng hoặc không thể mở được. Nếu tại chỗ có  thiết bị túi-mặt nạ có bộ lọc không khí hạt hiệu suất cao (HEPA), hãy sử dụng nó ngay. Thực hiện theo các bước sau sau khi mở đường thở bằng động tác nghiêng đầu, nâng cằm. Bịt chặt lỗ mũi để thổi ngạt miệng-miệng và dùng miệng bạn che kín miệng nạn nhân lại. Chuẩn bị thổi ngạt hai lần. Thổi ngạt lần đầu — kéo dài một giây — và quan sát xem lồng ngực có nhô lên không. Nếu lồng ngực nhô lên, hãy thổi ngạt tiếp lần thứ hai. Nếu lồng ngực không nhô lên, hãy lặp lại động tác nghiêng đầu, nâng cằm. Sau đó thổi ngạt lần thứ hai. Ba mươi lần ấn ngực đi kèm hai lần thổi ngạt được coi là một chu kỳ. Cẩn thận không thổi ngạt quá nhiều lần hoặc quá mạnh. Tiếp tục ấn ngực để phục hồi lưu lượng đường huyết. Ngay khi có nhân viên y tế với máy khử rung tim ngoài tự động (AED) tới, hãy để họ thực hiện nhiệm vụ và bạn có thể trợ giúp. Nhân viên y tế sẽ thực hiện một cú sốc điện bằng máy, sau đó họ sẽ tiếp tục ấn ngực trong hai phút nữa trước khi thực hiện cú sốc điện thứ hai.  Tiếp tục CPR cho đến khi nạn nhân có dấu hiệu chuyển động hoặc có sự trợ giúp y tế khẩn cấp.

Hồi sức tim mạch cho người đột quỵ, đau tim
bottom of page