top of page

Testosterone 101 - Những điều bạn cần biết

Xem thêm bài blog chi tiết: Thực phẩm bổ sung tăng Testosterone tự nhiên tại đây


Testosterone là gì ?


Testosterone là hooc-môn mang lại các đặc tính nam giới của người. Testosterone được sản xuất ở tinh hoàn nam giới, buồng trứng của nữ giới và vùng thượng thận.  


Testosterone tăng mạnh vào tuổi dậy thì của nam giới và giúp cho tóc, cơ bắp, dương vật và tinh hoàn phát triển. Hooc-môn này cũng tác động đến chiều cao qua việc phát triển xương và khiến giọng nói của nam giới trầm hơn. Sau tuổi dậy thì, cơ thể nam giới vẫn tiếp tục tạo ra testosterone để thúc đẩy ham muốn tình dục và giúp tạo ra tinh trùng.


Ở nữ giới, một lượng nhỏ testosterone được tạo ra ở buồng trứng và tuyến thượng thận. Nó giúp nhiều cơ quan và quá trình phát triển hình thể ở phụ nữ.


Quá trình cơ thể tiết ra testosterone rất phức tạp và xảy ra ở não bộ với sự tham gia của vùng dưới đồi, tuyến yên trong não kiểm soát lượng testosterone. 


98% lượng testosterone trong máu gắn liền với 2 protein: albumin và sex hormone binding globulin (SHBG). Chỉ có 2% testosterone không gắn với protein tự do trong máu. Testosterone tự do và testosterone gắn với albumin có tính khả dụng sinh học mà cơ thể bạn có thể sử dụng.


Kết quả các bài kiểm tra testosterone sẽ cho thấy tổng lượng testosterone tính bằng ng/dl nanogram (1/1 tỷ gram)/deciliters(0,1L). Ở trạng thái bình thường nam giới sẽ có từ 280 - 1,000ng/DL và nữ giới là 15-70ng/DL. 


- Testosterone ảnh hưởng tới sức khỏe như thế nào ?

Khi già đi (sau 30 tuổi), mức testosterone trong máu của nam giới sẽ giảm đi. Ước tính lượng giảm từ 1%/năm sau 35 tuổi. Tuy nhiên điều này hoàn toàn bình thường và không được xem như bệnh lí hoặc các vấn đề về thiểu năng sinh dục. FDA Hoa Kì hiện không khuyến khích các biện pháp trị liệu testosterone thấp ở nam giới do tác động của tuổi tác.


Cả nam giới và phụ nữ đều có thể gặp vấn đề về sức khỏe do lượng testosterone thấp hoặc cao. Nếu lượng testosterone cao, có thể dẫn tới các khối u trong tinh hoàn và buồng trứng, chứng hói đầu và ung thư tuyến tụy. Cũng theo thống kê tại Mỹ, có tới 5 triệu nam giới đang gặp phải vấn đề thiếu testosterone. 


Các triệu chứng thiếu Testosterone ở nam giới có thể gặp như sau: 


- Ngực phát triển lớn, "nhũ hóa"

- Ham muốn tình dục thấp hoặc thiếu quan tâm đến tình dục

- Khó cương cứng

- Số lượng tinh trùng thấp và các vấn đề sinh sản khác

- Những thay đổi trong tinh hoàn

- Xương yếu

- Hay Cáu gắt

- Khó tập trung

- Mất khối lượng cơ

- Rụng tóc

- Phiền muộn

- Mệt mỏi

- Thiếu máu

Các triệu chứng thiếu Testosterone ở nữ giới có thể gặp như sau:


- Vấn đề sinh sản

- Kinh nguyệt bị mất hoặc không đều

- Loãng xương

- Ham muốn tình dục thấp

- Thay đổi mô vú

- Khô âm đạo


Các nguyên nhân khiến Testosterone trong máu thấp ?


Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng testosterone trong máu dẫn tới lượng hooc-môn này trong máu thấp. Trong đó có thể kể ra những nguyên nhân chính như sau: 


Di truyền: Yếu tố di truyền quyết định nồng độ testosterone trong máu. 

Mất cân bằng giữa Testosterone và Estrogen: Khi estrogen tăng cao, lượng testosterone sẽ bị hạ thấp. Và bạn cũng cần lưu ý rằng, nếu testosterone tăng cao, chúng cũng bị chuyển hóa thành estrogen qua quá trình aromatization. 

Thiếu cholesterol "tốt" (HDL): Cơ thể người tạo ra các hooc- môn từ các cholesterol tỷ trọng cao. Nên nếu thiếu các chất béo lành mạnh, lượng testosterone cũng sẽ bị giảm. 

Dinh dưỡng thiếu cân bằng: Dinh dưỡng không cân bằng như thiếu chất kẽm, magie, vitamin D...hoặc thừa các chất béo tinh bột gây tích mỡ, béo phì cũng làm giảm lượng testosterone. 

Lượng mỡ thấp: Lượng mỡ trong cơ thể hạ thấp do giảm cân quá độ (các vđv thi đấu thể hình) sẽ khiến lượng testosterone giảm mạnh.

Sử dụng các hooc-môn ngoại sinh, steroids, PED. Khi sử dụng các chất hỗ trợ tăng cường testosterone và các hooc-môn ngoại sinh, cơ chế sản xuất testosterone trong cơ thể sẽ bị triệt tiêu tạm thời hoặc vĩnh viễn. Điều này dẫn tới khi ngừng sử dụng, lượng testosterone trong cơ thể sẽ bị hạ thấp một cách nghiêm trọng.

Lifestyle không lành mạnh: Lối sống không lành mạnh: thức khuya thường xuyên, stress kéo dài, sử dụng nhiều thức uống có cồn, chất kích thích sẽ khiến testosterone giảm mạnh. 


Cách tăng Testosterone ?

Trên thị trường có bán rất nhiều các sản phẩm T-Booster được quảng cáo tăng testosterone một cách tự nhiên. Tuy nhiên hiện FDA Hoa Kì và các tổ chức y tế lớn (WHO) chưa xác nhận hiệu quả của những sản phẩm này. 



Theo khuyến cáo y tế từ WHO, các liệu pháp thay thế testosterone (Testosterone Replacement Therapy (TRT)) chỉ nên được thực hiện tại các bệnh viện uy tín, được cấp phép với các trường hợp thiếu testosterone do yếu tố di truyền hoặc bệnh lí. Khi sử dụng các liệu pháp này, bệnh nhân cần có sự theo dõi giám sát của các bác sĩ và chuyên gia về nội tiết.


Cơ chế để cơ thể có thể sản xuất testosterone một cách tự nhiên là một quá trình rất phức tạp. Do đó việc duy trì một lối sống lành mạnh, tập luyện thể thao và dinh dưỡng đầy đủ có thể cải thiện các tình trạng giảm testosterone không đến từ nguyên nhân di truyền hay lão hóa. 



346 lượt xem

Bài đăng liên quan

Xem tất cả

Comments


© Copyright
bottom of page