top of page

Những lưu ý quan trọng về giá TPBS protein

Trong bài viết trước, Vincent đã chia sẻ hướng dẫn bổ sung protein cho người ăn thuần chay (Vegan). Tuy nhiên, thực chất dù bạn ăn chay hay ăn mặn, bạn đều sẽ được lợi ích từ những bài học cơ bản này. Việc bổ sung đủ protein là cần thiết cho sức khỏe và hiển nhiên nếu có mục đích tăng cơ bắp, bạn cần bổ sung không chỉ đủ mà còn đúng và tối ưu.


Một điều gymer "nhà giàu" có lẽ sẽ ít để ý tới khi mua protein powder, tuy nhiên điều bạn cần quan tâm rằng các nhà sản xuất đã nghiên cứu rất kĩ tâm lý người dùng. Việc rất nhiều nhãn hàng tranh thủ tên tuổi người đại diện hay các điểm nóng truyền thông để bạn cho bạn những hũ protein quá mắc tiền là thường thấy. Ở VN, thực ra cũng đã từng có những sản phẩm của GNC, Muscle Pharm được niêm yết giá rất cao và quảng bá quá đà dù chất lượng rất bình thường. Và tất nhiên, ở chiều ngược lại cũng có những loại protein giá rất rẻ nhưng được quảng bá chất lượng không thua kém như Organic Whey Protein giả mạo.


Nên dù giàu hay không, bạn chắc sẽ không muốn "bị lừa". Hãy chú ý những sự thật sau:


- Giá trung bình cho 1 serving (30g) khoảng 0.6 - 0.8 USD (13,700 - 18,300 VND), tính ra trên 100g protein sẽ rơi vào khoảng 45,700 - 61,300 VND. Nếu tính ra 1g protein sẽ rơi vào khoảng 450 - 600 VND. Hầu hết những loại TPBS protein cao cấp hơn có giá trung bình lên tới 98,000 VND cho 100g.


- Giá của TPBS protein cũng phụ thuộc vào độ "sạch sẽ" và "tinh khiết" của sản phẩm được công bố trên bao bì. Vì đơn giản, càng cam kết nhiều càng bị kiểm tra nhiều do đó chi phí sẽ cao hơn. Thông thường cứ thêm một dòng cam kết kiểu "No added sugar" hoặc "unsweetened" (Không thêm đường), "Unflavored" (Không thêm chất điều vị), "No banned subtances" (không có chất cấm). Giá của những sản phẩm "sạch sẽ" hơn sẽ cao hơn 20 - 30% những sản phẩm thông thường.


- Với những loại protein được tổng hợp từ nguồn sữa chất lượng cao (Grass Fed/Pasteur raised (chăn thả), Organic) với quy trình tiên tiến và được kiểm soát, chứng nhận bởi các tổ chức uy tín giá có thể cao hơn tới 3,4 lần. Cá biệt có những dòng whey từ sữa dê chăn thả giá thành có thể lên tới hơn 500,000 VND cho 100g (!!!).


- Với các loại protein thực vật, giá trên gram protein sẽ cao hơn từ 20-30% do tỷ lệ protein trong mỗi loại thực vật rất khác nhau và ít hơn nếu so với protein từ động vật nên cần nhiều nguyên liệu hơn. Công việc khai thác, tổng hợp protein thực vật cũng khó khăn hơn whey, một phụ phẩm có từ quá trình sản xuất pho-mai với dây truyền và công nghệ đã có sẵn từ rất nhiều thập niên.


- Một điều thú vị nữa là, TPBS protein hướng tới nữ giới sẽ có giá cao hơn khoảng 30%. Đặc biệt là các sản phẩm quảng cáo với các ngôn từ "mỹ miều" như tăng cơ giảm mỡ hay giúp giữ dáng. Một phần cũng đến từ thực tế nhu cầu TPBS protein của nữ giới không nhiều và "soi xét" kĩ lưỡng hơn dẫn tới các dòng TPBS protein cho phụ nữ thường sạch hơn.


Cuối cùng, bổ sung protein là cần thiết để kết hợp với tập luyện, lifestyle lành mạnh giúp bạn có được sức khỏe và vóc dáng như ý. Tuy nhiên khi quyết định sử dụng TPBS, hãy để ý đến những vấn đề phía sau nhãn của sản phẩm hơn những gì nhà sản xuất quảng cáo ở các bài PR. Những cú lừa hợp pháp của whey protein và rất nhiều sản phẩm giá cao nhưng chất lượng tệ không phải hiếm thấy. Điều cốt lõi ở đây, bạn nên ghi nhớ rằng, thực phẩm bổ sung không bao giờ tốt bằng, chất lượng bằng thức ăn hàng ngày.


Xem thêm so sánh các nguồn protein ! Playlist TPBS thể hình fitness chuyên sâu tại đây.

215 lượt xem

Bài đăng liên quan

Xem tất cả

Comentários


© Copyright
bottom of page